Ai cũng mong muốn sở hữu khuôn mặt ưa nhìn, xinh đẹp. Trên khuôn mặt mỗi người, mũi nằm chính giữa và quyết định rất lớn đến sự hài hòa cho mỗi khuôn mặt. Vì thế một chiếc mũi cao, dọc dừa luôn là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu người.
Mục lục
Chi phí nâng mũi
Bất cứ một dịch vụ làm đẹp nào, bên cạnh những mối quan tâm về chuyên môn thì giá cả luôn là vấn đề thứ yếu. Chắc hẳn câu hỏi nâng mũi giá bao nhiêu đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Cũng giống như các dịch vụ làm đẹp khác, nâng mũi cũng không có một giá cố định. Chi phí cho dịch vụ nâng mũi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở thực hiện, bác sĩ và dịch vụ mà họ cung cấp cho bạn.
(Tham khảo chi tiết quy trình nâng mũi tại Suckhoe123.vn – Chuyên trang Tư vấn Thẩm mỹ và Sức khỏe).
Vì thế bạn có thể tham khảo bảng giá chung cho từng dịch vụ cụ thể dưới đây. Lưu ý là với mỗi bệnh viện cũng sẽ có sự du di đôi chút về giá và chi phí trong bảng chỉ là tương đối bạn nhé.
Bảng chi phí nâng mũi tham khảo
Dịch vụ | Chi phí |
Nâng mũi bọc sụn | 15 triệu |
Nâng mũi S-line / L-line 3D | 25 triệu |
Nâng mũi bán cấu trúc 4D | 25 triệu |
Nâng mũi cấu trúc 4D | 35 triệu |
Nâng mũi Cấu Trúc 4D Siêu Âm | 45 triệu |
Nâng mũi cấu trúc 4D NanoForm | 55 triệu |
Nâng mũi sụn sườn bán phần | 55 triệu |
Nâng mũi sụn sườn NanoForm | 65 triệu |
Nâng mũi sụn sườn 100% | 75 triệu |
Phân biệt nâng mũi bằng sụn tự thân và nâng mũi bằng vật liệu nhân tạo
Hiện nay, nâng mũi có hai phương pháp chính là nâng mũi bằng sụn tự thân và nâng mũi bằng vật liệu nhân tạo.
Nâng mũi bằng sụn tự thân
Đây là phương pháp nâng mũi bằng việc lấy sụn từ chính cơ thể mình để đưa lên mũi. Sụn tự thân là một loại sụn tự nhiên của chính cơ thể khách hàng. Thường thì sụn tự thân được lấy ở các vị trí sau: Sụn vách ngăn, sụn sườn, sụn tai, và cân cơ thái dương.
Sụn vách ngăn thì được lấy ở mũi. Bộ phận này ngăn giữa 2 lỗ mũi và có đặc điểm là thẳng hơn so với sụn ở các vị trí khác. Sụn vách ngăn có độ tương thích khá cao với cơ thể người, nó giúp mũi thẳng,không bị cong vẹo.
Còn sụn tai được lấy ở vành tai, sụn này có độ mềm, mỏng vừa phải. Đây là loại sụn thích hợp để cấy ghép vào đầu mũi, nó giúp bảo vệ mũi của bạn khỏi bị bóng đỏ, và lộ sống, đem đến một chiếc mũi tự nhiên hơn.
Điểm cộng của sụn sườn là có độ chắc khỏe cao. Trong dịch vụ nâng mũi, sụn sườn tỏ ra hiệu quả đối với trường hợp ít sụn vách ngăn. Sụn sườn giúp trụ mũi vững chắc hơn. Ngoài ra, cân cơ thái dương cũng được sử dụng khá nhiều trong phẫu thuật nâng mũi.
Cân cơ thái dương chính là lớp tế bào mỏng có màu trắng và rất dai, bọc ở quanh các lớp cơ dưới da khu vực thái dương.
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Có khá nhiều loại sụn nhân tạo hiện nay được sử dụng làm vật liệu nâng mũi. Phổ biến nhất là sụn silicon định hình. Loại này được làm sẵn và gần giống với cấu trúc của mũi ở dạng rắn.
Điểm cộng của sụn nhân tạo chính là thời gian thực hiện rất nhanh chóng. Chất liệu này có độ tương thích cao với cơ thể và dễ dàng để tạo hình sống mũi phù hợp với mọi khuôn mặt khác nhau.
Ưu và nhược điểm của nâng mũi bằng sụn tự thân và sụn nhân tạo
Ưu điểm
+ Sụn nhân tạo có đặc điểm mềm dẻo rất dễ định hình lại thêm đa dạng về kích cỡ và có độ bền cao.
+ Sun tự thân có độ tương thích cao, không bị dị ứng hay đào thải.
Nhược điểm
+ Sụn nhân tạo chỉ có tác dụng định hình, nâng cao sống mũi nhưng không thể kéo dài đầu mũi. Nhiều trường hợp da mũi mỏng, một thời gian sau nâng mũi sụn nhân tạo dễ bị tụt xuống khiến đầu mũi có thể bị bóng đỏ hay lộ sóng,..
+ Sụn tự thân: sụn tự thân có tính chất dễ co ngót. Vì thế có trường hợp thời gian đầu nâng mũi rất đẹp nhưng sau đó mũi có nguy cơ bị nhăn nhúm, biến dạng hay dáng mũi bị thô, to không được như ban đầu.
Trên đây là những so sánh về nâng mũi bằng sụn tự thân và nhân tạo cùng những ưu và nhược điểm của hai phương pháp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể về nâng mũi và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất