Dễ dàng nhận thấy các nhà mạng đều cạnh tranh nhau trên mọi phương diện, từ giá thành gói cước cho đến chất lượng phục vụ, mà khách hàng là nhân tố quan trọng nhất đánh giá chất lượng sản phẩm của các nhà mạng, bởi họ là người trực tiếp trải nghiệm và quyết định đến sự “sống còn” của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tư nhân như FPT Telecom.
Để có đánh giá khách quan nhất về các nhà mạng lớn, thay vì so sánh tổng thể, mình xin chia ra thành các tiêu chí để dễ dàng so sánh hơn. Có những tiêu chí là điểm mạnh, nhưng cũng có những tiêu chí là hạn chế của các nhà mạng.
Mục lục
Mạng internet rẻ nhất hiện nay?
Không quá khó hiểu bởi giá thành là một trong những yếu tố cạnh tranh lớn, tác động không nhỏ đến quyết định của khách hàng, nhất là với những hộ có thu nhập từ thấp đến trung bình.
Bảng giá gói cước của các nhà mạng chỉ cố định ở một khoảng thời gian nhất định và giá gói cước các khu vực cũng có sự khác biệt. Mình lấy ví dụ: Gói cước Super35 của FPT Telecom ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có giá 215.000đ/tháng, còn tại khu vực huyện ở các tỉnh thành khác lại có giá 205.000 đồng/tháng.
Ở các nhà mạng khác, giá thành một gói cước cũng có sự thay đổi theo khu vực, ở 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do mức độ cạnh tranh lớn hơn nên giá sẽ nhỉnh hơn xíu.
Năm 2017, Viettel là nhà mạng đầu tiên khơi mào cuộc chiến giá rẻ với mạng cáp quang dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân, gia đình. Khi ấy các diễn đàn đều đánh giá mạng internet Viettel là rẻ nhất, ở thời điểm đó không sai.
Nhưng ở thời điểm hiện tại thì FPT đang có sự cạnh tranh khốc liệt về giá cước và các nhóm cước dành cho các đối tượng khách hàng.
Tốc độ internet mạnh nhất?
Nên lắp mạng cáp quang nào có tốc độ mạnh nhất, điều này đúng, nhưng than ôi câu trả lời thì mỗi người mỗi khác. Người đánh giá cao mạng FPT, người chọn Viettel, người khẳng định VNPT. Mỗi người đều đánh giá dựa trên thực tế trải nghiệm của chính họ nên có lẽ không sai, điều tạo nên sự khác biệt này là cơ sở hạ tầng ở mỗi khu vực.
Thực tế các gói cước các nhà mạng cung cấp cho khách cá nhân, doanh nghiệp đều có tốc độ tương đương nhau từ khoảng 20Mbps lên tới hàng trăm Mbps. FPT Telecom cung cấp gói SOC có tốc độ 1Gbps nhưng giới hạn chỉ cho khách hàng cá nhân sử dụng, nên mình nghĩ gói cước này chỉ mang tính PR là chính.
Riêng về tốc độ đường truyền quốc tế thì VNPT có băng thông cao hơn Viettel hay FPT. Tuy nhiên băng thông nhà này lại hay bị ảnh hưởng bởi cáp biển AAG, và nhà mạng này thường xuyên chặn các trang web thông dụng như WordPress.com, Blogspot.com, BBC…
Do đó, ở tiêu chí tốc độ này mình xin phép không đánh giá nhà nào mạnh nhất, bởi thực tế tốc độ cáp quang của các nhà mạng hiện nay đều khá tốt, có sự đồng đều, khó mà xác định được tốc độ nhà nào nhanh hơn nhà nào nếu chỉ nhìn vào yếu tố này.
Vậy nhà mạng internet cáp quang nào tốt nhất
1. Nhà mạng VNPT
VNPT hiện là nhà cung cấp dịch vụ Internet số 1 tại Việt Nam. Nhờ chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ tiên tiến, VNPT luôn đem đến cho mọi khách hàng sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối.

Theo số liệu thống kê mới nhất, VNPT chiếm khoảng 54,6% thị trường Internet toàn quốc. Điều đó phần nào phản ánh chất lượng dịch vụ của VNPT.
Các ưu, nhược điểm nổi bật của VNPT
Ưu điểm | Nhược điểm |
Công nghệ cáp quang 100% | Phí trả sau cao |
Chú trọng đồng tư vào cơ sở hạ tầng | Có ít khuyến mại kèm theo |
Công nghệ tiên tiến | Hay bị ảnh hưởng bởi cáp quang biển AAG |
Độ uy tín cao | Thường yêu cầu trả trước 06 – 12 tháng |
2. Nhà mạng FPT Telecom
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín và được khách hàng yêu mến tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, công ty đã và đang đặt dấu ấn trên trường quốc tế bằng 12 chi nhánh trải dài khắp Campuchia và 1 chi nhánh tại Myanmar. FPT Telecom đã và đang nỗ lực đầu tư nâng cấp hạ tầng cũng như chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm không ngừng được nâng cao.
Các ưu, nhược điểm nổi bật của FPT Telecom
Ưu điểm | Nhược điểm |
Công nghệ cáp quang 100% | Gói cước thường cao hơn 20% nhà mạng khác |
Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến | Thủ tục lắp đặt phức tạp, yêu cầu hộ khẩu khi đăng ký hòa mạng |
3. Nhà mạng Viettel Telecom
Chính thức bước vào thị trường Internet năm 2002, Viettel Telecom là đàn em so với VNPT và FPT trong lĩnh vực này nhưng vươn lên nhanh chóng nhờ trang bị hệ thống công nghệ hiện đại, đường truyền nhanh và ổn định.

Hiện Viettel Telecom đang nắm giữ khoảng 11,43% thị phần Internet tại Việt Nam và đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn trong cả nước.
Các ưu, nhược điểm nổi bật của Viettel Telecom
Ưu điểm | Nhược điểm |
Hệ thống truyền dẫn ổn định | Hệ thống truyền dẫn chưa ổn định dành cho các doanh nghiệp dùng nhiều máy |
Giá cước cạnh tranh, có nhiều chương trình khuyến mại |
4. Nhà mạng NetNam

NetNam là công ty đi tiên phong trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam. Mục tiêu chính của NetNam là phát triển và nghiên cứu mạng lưới cung cấp thông tin đến cộng đồng bằng hệ thống công nghệ, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất.
Các ưu, nhược điểm nổi bật của Netnam
Ưu điểm | Nhược điểm |
Sử dụng công nghệ đường truyền leased dùng cho thiết bị đầu cuối có tính bảo mật rất cao | Mức độ phổ biến chưa cao |
Tốc độ truyền nhanh và ổn định. Thích hợp dùng trong các ngân hàng, doanh nghiệp | Chưa có nhiều chương trình khuyến mại thu hút khách hàng |